1. Mở Bài
– Giới thiệu tác giả:Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu trong thê' hệ thơ trẻ thời chống Mĩ. ông thường viết về những người lính và những cô thanh niên xung phong với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Giới thiệu tác phẩm:
+ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính"viết năm 1969, in trong tập "Vâng trâng quầng lửa"vảnằm trong số những bài được giải Nhất cuộc thi thơ báo Vân nghệ năm 1969 -1970.
+ Tác phẩm đã khấc họa thành công hình tượng những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ – trẻ trung, lạc quan, ỵêu đời, dũng cảm và sống hết mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giới thiệu đoạn trích:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
Đoạn trích trên là ba khổ cuối của bài, cho ta thấy vẻ đẹp của tình đồng đội, đông chí, của sự trẻ trung, lạc quan và lí tưởng cao đẹp trong mỗi người lính.
2. Thân Bài
Khái quát: Hình tượng người lính được khắc họa trên cái phông nền là cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn và thiếu thốn mà những chiếc xe tàn tạ vì bom đạn kẻ thù là một minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng khó khăn không làm họ nản chí, sờn lòng mà ngược lại, càng làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý, đáng trọng.
Hai khổ thơ đầu – vẻ đẹp của tình đồng đội
Những người lính gặp nhau trên đường ra trận:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Không phải là một "chiếc xe không kính"bước ra từ bom đạn mà "những chiếc xe",thậm chí đã "họp thành tiểu đội".Nghĩa là, sựtàn phá của kẻ thù bao trùm lên tất cả, dữ dội và tàn khốc.
Thế nhưng, dưới cái nhìn tràn đầy sự lạc quan của những chàng lính trẻ, đó lại là điểu kiện tốt để họ dễ dàng giao lưu với đồng đội của mình:
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bát tay qua cửa kính vỡ rồi.
Cửchỉ "báttay"thật đơn sơ nhưng nhờ đó người lính lái xe Trường Sơn đã chia sẻ cho nhau niểm tự hào, kiêu hãnh và bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc. Đó không chỉ là lời chào mà còn là lời động viên thẩm lặng mà nồng nhiệt. Họ bắt tay như để trao cho nhau sức mạnh tinh thẩn vôgiá!
– Không những thế, họ còn gắn bó với nhau như một gia đình:
Bếp Hoàng câm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Đây là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời người lính. Họ được quây quẩn bên nổi cơm nấu vội, được sống với những tình cảm êm đểm, ấm áp nhất. Bữa cơm thời chiến đã xóa mọi khoảng cách giữa họ, khiến họ có cảm giác gần gũi như ruột thịt. Và phải chăng, chính nhờ những phút giây bình yên và sự sẻ chia ấm áp ấy mà họ luôn nhìn đời bằng con mắt lạc quan, tin tưởng và đầy hăng hái, vui tươi: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm" ? (Có thể so sánh với những biểu hiện của tình đồng chí trong "Đồng chí" của Chính Hữu.)
Khổ cuối – Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng
– Đến đây, một lẩn nữa nhà thơ lại nhắc lại hình ảnh những chiếc xe:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Phép điệp từ “không"cùng nghệ thuật liệt kê đã miêu tả đầy đủ nhất về những chiếc xe – phương tiện của người lính, để từ đó, người đọc hình dung rõ nét nhất về sựtàn phá dữdội, khốc liệt của chiến tranh, về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính phải đối mặt hằng ngày, hằng giờ.
– Song cũng chính trên cái nển hiện thực khốc liệt đó, vẻ đẹp lí tưởng nơi người lính lại càng tỏa sáng lung linh:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Vi miền Nam thân yêu, vì một ngày chiến thắng không xa, nước nhà độc lập và hai miền sum họp một nhà, họ sẵn sàng tiến bước, chẳng nể chi bởi "trong xe có một trái tim".Hình ảnh "trái tim"hoán dụ cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thẩn trách nhiệm, ý chí chiến đấu vượt lên trên hoàn cảnh của mỗi người lính trẻ.
Nhận xét
– Bằng thể thơ tự do đậm chất văn xuôi, giọng thơ ngang tàng, khỏe khoắn, hài hước, dí dỏm, những hình ảnh đậm chất hiện thực của đời sống chiến trường và ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ tự nhiên, Phạm Tiến Duật đã tái hiện thành công không khí sôi nổi của một thời chống Mĩ và xây dựng thành công hình tượng người lính lái xe Trường Sơn với bao phẩm chất cao đẹp: trẻ trung, lạc quan, yêu đời, dũng cảm, sẵn sàng sẻ chia và ý thức trách nhiệm, tinh thẩn chiến đấu cao độ. Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời bấy giờ.
3. Kết Bài
Khẳng định lại nét duyên dáng trong ngòi bút Phạm Tiến Duật.
Bài học cho thế hệ trẻ ngày nay vềlòng biết ơn, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nền hòa bình, độc lập, chủ quyển dân tộc.