Trang chủ » Dan ý trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Dan ý trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Gợi ý dàn ý:

1. Mở Bài

– Giới thiệu tác giả:Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ông là một trong những cây bút có công xâydựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đầu.

– Giới thiệu tác phẩm: "Mùa xuân nho nhỏ"được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện tinh yêu cuộc sống, yêu đất nước thiết tha và những ước nguyện của nhà thơ.

– Giới thiệu đoạn trích:Đoạn thơ là ba khổ đầu của bài, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong sáng, đẹp đẽ, khung cảnh đất nước tràn đầy khí xuân và bộc lộ tấm lòng của nhà thơ đối với đất nước, với cuộc đời.

2.Thân Bài

a) Bức tranh thiên nhiên mùa xuân (6 câu đầu)

* Bức tranh thiên nhiên trong 6 câu đầu được vẽ bằng vài nét châm phá nhưng rất đặc sắc.

–  Đó là bức tranh giàu hình ảnh và màu sắc:

+ Có sắc xanh của dòng sông, có màu tím biếc của hoa, có cánh chim chiền chiên bay vút lên trời cao. Không gian thơ rất rộng mở: vừa cao vừa rộng dài. Màu xanh tươi non của sự sống mới là màu sắc chủ đạo của bức tranh, rất hài hòa với sắc tím – đặc trưng của xứ Huế.

+ Nghệ thuật đảo ngữ và việc sử dụng động từ "mọc"ở ngay câu thơ đầu tiên khiến bông hoa trở thành điểm nhấn đặc sắc của bức tranh. Một bông thôi nhưng sức sống của nó mãnh liệt vô cùng!

– Đó cũng là bức tranh rộn rã, tươi vui với tiếng chim chiền chiên hót vang trời. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng ở các câu 5, 6 – từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (có hình khối, cảm nhận bằng thị giác). Tiếng chim trong ánh sáng của mùa xuân, lan tỏa khắp bẩu trời như đọng thành "từng giọt long lanh rơi"hay là giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong veo, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc? Nhưng dù hiểu theo cách nào đi nữa, tác giả cũng thật tài tình, gợi s'ự trong trẻo, thanh khiết của mùa xuân.

=>Tất cả đã tạo nên một bức tranh xuân tươi mới, căng tràn nhựa sống và rất đỗi bình yên.

* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất trời

– Nhà thơ đã quan sát và cảm nhận khí xuân tươi vui bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, nhưng hơn cả là bằng tâm hồn rộng mở, luôn mở rộng lòng hướng tới sự hòa hợp với thiên nhiên.

– Niềm say mê của nhà thơ còn thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên: "ơi", "hót chi mà".Đặc biệt, nhà thơ còn vừa nâng niu, trân trọng vừa tha thiết, trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của đất trời

=>Dường như nhà thơ đang say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân.

b) Hình ảnh đát nước mùa xuân

 Không khí xuân tràn ngập mọi nẻo đường của Tổ quốc

"Mùa xuân người câm súng

 …

Tất cả như xôn xao"

– Hai câu đầu khổ gợi liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận với cành là ngụy trang."Lộc dắt đầy quanh lưng"gợimàuxanhcủasứcsốngmớiđangcăngtràn trong mỗi sự vật và cả trong lòng người, trong sức trẻ.

Hai câu tiếp là hình ảnh những người nông dân cần cù, chăm chỉ đang ươm mẩm cho sựsống trên những cánh đồng quê hương. Hai câu thơgợi ra cái màuxanh non mơn mởn trải dài mênh mông trên mọi miền quê nước Việt.

=>Qua đó,tác giả đã khái quát được hai nhiệm vụ chính của đất nước Việt Nam thời kì mới: vừa "vững tay cày" – tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế vừa "chắc …   tay súng" – bảo vệ nến độc lập mới giành được. Đồng thời, tiếng thơ cũng bộc lộ tình yêu mến, tự hào về những con người đã góp phần quan trọng làm nêndiện mạo đất nước: người lao động và người chiến sĩ.

“Tất cả nhưhối hả/ Tất cả nhưxôn xao":Điệp từ "tất cả"cùng các từ láy tượnghình, tượng thanh đã tái hiện không khí hối hả, vội vã, khẩn trương, không ngừng nghỉ trên khắp đất nước. Cái náo nức, hổ hởi, sự hăm hở như căng tràntrong mỗi con người.

*Suy ngẫm về đất nước của nhà thơ

Đất nước được nhân hóa như một bà mẹ "vất vả và gian lao"nhưng vẫn "cứđi lên phía trước".Câu thơ nhưchứa trong nó cả ngàn năm lịch sửdựng nước, giữnước đắy gian khổ, nhọc nhằn, đau thương của dân tộc ta.

– Nhà thơ bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng, trường tồn, bấtdiệt của đất nước qua hình ảnh so sánh "đất nước nhưvì sao".

– Hình ảnh "đất nước" điệp lại hai lần cũng thể hiện niềm xúc động, tự hào và

Tình yêu nước của nhà thơ.

=> Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu, niềm tin, niềm hạnh phúc, tự hào của nhà thơ trước sự đổi thay của đất nước.

Nghệ thuật

Thể thơ năm chữ gần với những làn điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ nhưđiệu của tâm hồn, cách gieo vần chân tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

Hình ảnh tự nhiên, giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ("cành hoa", "con chim", nốt trầm").

Câu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mừa xuân đất trời -> đất nước -> con người.

Giọng thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước, cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch tâm niệm.

3. Kết Bài

Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã cho ta thấy vẻ đẹp của hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.

Rút ra bài học về tinh thần lạc quan, yêu đời, chan hòa với thiên nhiên, quan tâm tới tình hình đất nước.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top