Trang chủ » Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn – Ngữ văn 7 tập 2

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn – Ngữ văn 7 tập 2

I. VĂN BIỂU CẢM
 
1. Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi).
 
Trả lời: 
 
Ghi lại tên các bài văn xuôi là văn biểu cảm ở Ngữ văn 7 Tập một
 
(1) Cổng trường mờ ra.
 
(2) Mẹ tôi.
 
(3) Một thứ quà của lúa non: cốm.
 
(4) Sài Gòn tôi yêu.
 
(5) Mùa xuân của tôi.
 
2. Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì.
 
Trả lời: 
 
Bài Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng yêu thiên nhiên, quê hương, yêu con người… của Vũ Bằng khi ở đất phương Nam vời vợi khôn nguôi mùa xuân ở Hà Nội. Nỗi nhớ này đi cùng hoàn cảnh chia cắt đất nước thời chiến tranh chống Mĩ nên nó càng đau đáu.
 
Nỗi nhớ ấy được gợi tả lại bằng những nét tinh tế. Không khí xuân của đất trời: “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạc kêu trong đêm xanh”, của sinh hoạt xuân ở con người. “Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa” và cụ thể hơn, gợi hơn là hình ảnh: “Có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng".
 
Không khí xuân vào nhà mình, và tác giả cho ta thấy một khung cảnh đầm ấm hạnh phúc. Cảm giác tâm linh khi sắp gặp lại ông bà tổ tiên với bàn thờ, đèn nến, nhang trầm, với tình cảm gia đình dâng lên yêu thương, thắm thiết.. Chỉ cần phân tích một đoạn văn nhỏ ở trên ta sẽ thấy văn biểu cảm có mục đích:
 
+ Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.
 
+ Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
 
+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
 
Bài văn trên được viết theo
 
– Thể loại trữ tình. Nó có thể là:
 
+ Thơ trữ tình.
 
+ Ca dao trữ tình.
 
+ Tùy bút.
 
– Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:
 
+ Tình cảm đẹp.
 
+ Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hương, Tổ quốc.
 
+ Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù…
 
– Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.
 
Đọc Mùa xuân của tôi ta thấy tác giả nhiều lúc trực tiếp biểu lộ tình cảm.
 
“Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. ”
 
[…] “Đẹp quá đi mùa xuân ơi"
 
Tác giả cũng dùng những câu văn miêu tả kết hợp với tự sự.
 
“Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng rung động như cánh con ve mới lột."
 
3. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
 
Trả lời:
 
Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm
 
Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi.
 
4. Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
 
Trả lời:
 
Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
 
Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.
 
5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó.
 
Trả lời: 
 
Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.
 
6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi.)
 
Trả lời: 
 
Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.
 
– Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:
 
 + Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)
 
 + Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)
 
 + Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)
 
 + Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)
 
– Nhà văn dùng nhân hóa.
 
(…) Mầm non của cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
 
+ Nhà văn dùng
 
  ++ Liệt kê đơn: (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
 
  ++ Liệt kê kép: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
 
– Trong Sài Gòn tôi yêu ta cũng gặp những biện pháp tu từ trên
 
– Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nà […]
 
Đây là phép liệt kê:
 
Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]
 
Tô yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]
 
Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]
 
7. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
 
Trả lời: 
 
 
 8. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
 
Trả lời: 
 
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top