Câu 1 (trang 161 sgk Tiếng Việt 5):
Công việc cần làm trong giờ trả bài:
Trả lời:
a) Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của lớp. Tham gia chữa các lỗi chung theo sự hướng dẫn cùa cô giáo (thầy giáo).
b) Đọc bài làm của em và lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo). Chữa bài theo yêu cầu về nội dung và cách diễn đạt.
c) Chọn một đoạn văn em viết chưa đúng (hoặc chưa hay) để viết lại cho đúng (hoặc hay hơn).
Đoạn văn tả ngoại hình của cô giáo
Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chỉ biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.
Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.
Câu 2 (trang 161 sgk Tiếng Việt 5):
Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả:
Trả lời:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
– Em cần chú trọng nêu những đặc điểm và hành động của cô giáo (thầy giáo) đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp.
– Em cần thể hiện rõ tình cảm yêu mến đối với cô giáo (thầy giáo) qua lời văn của mình.
b) Tả một người ở địa phương em (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trường dân phố, bà cụ bán hàng,…)
– Đây là người ỏ cùng địa phương nên em đã gặp nhiều lần, vì vậy em có thể tả sự thay đổi về ngoại hình hoặc hành động của người được tả trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau.
– Em cần thể hiện tình cảm của mình đối với người được tả.
c) Tả một người em mới gặp nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
– Người em mói gặp có thể là người chợt đến chơi nhà hoặc đến trường; cũng có thể là ngưòi em gặp ngoài đường.
– Người đó có thể gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt của mình. Em cần chú trọng miêu tả đặc điểm này.
Câu 3 (trang 161 sgk Tiếng Việt 5):
Chú ý nêu yêu cầu về cách diễn đạt:
Trả lời:
Ngoài yêu cầu dùng từ, đặt câu, viết chính tả đúng, cần biết vận dụng các phép so sánh, nhân hoá làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.