Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
a. – Chuyện về tình cha con: là câu truyện về nỗi đau đớn của người cha khi phải tự tay giết chết con gái của mình bởi công chúa bị Rùa Vàng kết tội “bán nước”.
– Chuyện về tình vợ chồng: là truyện tình son sắc nhưng cũng chứa đầy trái ngang, đau khổ giữa Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chi phối của chiến tranh, dù rất yêu thương nhau.
– Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa: dân gian muốn nói đến nguyên nhân mất nước dưới thời An Dương Vương, bên cạnh đó là bài học về sự cảnh giác với thế lực thù địch quanh mình để bảo vệ đất nước.
b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu trong truyền thuyết này. Nó tạo ra sự liền mạch cho cốt truyện, giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Trong sự việc ấy có hai chi tiết được coi là quan trọng:
+ Chi tiết Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: "…Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" => là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.
+ Chi tiết Mị Châu đáp lời: "Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường" => dẫn đến các chi tiết sau như: Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng để đuổi theo An Dương Vương và hai cha con An Dương Vương cùng đường.
– Ta không thể bỏ qua các chi tiết này bởi chi tiết trước làm tiền đề dẫn đến sự việc xảy ra ở chi tiết sau, giúp người đọc có thể hiểu được nội dung câu truyện.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Có thể dựa vào các chi tiết sau để kể lại câu câu truyện:
– Anh con trai trở về và gặp lại ông giáo, được nghe kể lại chuyện của cha mình (chuyện mất mùa, lão Hạc phải bán chó, chuyện lão sang thưa chuyện, rồi lão tự tử bằng bả chó…)
– Hai người ra thăm mộ lão Hạc, anh con trai đã ở đây để dọn dẹp lại mộ cha
– Anh gặp ông giáo, gửi lại những gì cha gửi, rồi lên đường tham gia kháng chiến.
Bài tham khảo
Lão Hạc mất được vài năm thì anh con trai của lão trở về nhà. Không thấy cha đâu, anh chạy đi hỏi bà con hàng xóm thì biết tin lão đã mất, con chó vàng cũng bị bán đi, rồi anh tìm đến nhà ông giáo theo lời bà Tư bán hàng quán. Đến nhà ông giáo, anh thấy ông đang xếp lại vài cuốn sách cũ, anh lên tiếng thưa chuyện. Sau khi biết anh là con lão Hạc, ông giáo lấy cái hộp cũ đã bám đầy bụi trong góc nhà ra rồi trao lại mọi thứ cha anh đã gửi lại cho anh. Ông giáo kể lại toàn bộ những chuyện đã xảy ra mà hai mắt cay cay… Hai người ra thăm mộ lão Hạc, cái mộ lẻ loi giữa mênh mông đồng ruộng. Anh con trai ở lại mộ cha đến chiều tối thì quay lại nhà ông giáo, gửi lại ông giáo chỗ kỉ vật kia. Tiếng đoàn người kêu gọi kháng chiến thôi thúc anh đi theo. Chào ông giáo xong, anh chuẩn bị hành trang tham gia kháng chiến. Người ta nhìn thấy trong ánh mắt của chàng trai trẻ ấy có một sự quyết tâm và ý chí chiến đấu không gì có thể ngăn lại được.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các bước cần thiết khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
– Xác định đề tài, chủ đề của bài văn (Chủ đề đời sống xã hội, văn hóa, học đường…)
– Dự kiến cốt truyện (Mở đầu – diễn biến – kết thúc, các sự việc phải liên kết với nhau, xây dựng tuyến nhân vật để triển khai cốt truyện)
– Triển khai các sự việc bằng các chi tiết (Xây dựng các chi tiết lớn, các biến cố nhỏ, cách giải quyết vấn đề…)
Luyện tập
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a. Không thể bỏ qua sự việc "hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống" vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nó tạo ra nội dung tư tưởng cho bài văn. Nếu không có sự việc này thì chắc người làng và đám trẻ ghét bỏ vì không phục vụ vào cuộc sống hàng ngày của họ, họ sẽ không bao giờ thấy được “vẻ đẹp” và giá trị thực sự của hòn đá.
b. Từ sự việc này có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng. Các sự việc chi tiết được chọn phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau hai mươi năm xa cách.
– Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường. Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu: Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng. Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng mới biết. Nhờ vậy, Pê-nê-lốp nhận ra chồng trong niềm xúc động nghẹn ngào và niềm hạnh phúc mãnh liệt.
– Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyển. Tạo ra một tác phẩm vô cùng hấp dẫn, đầy kịch tính, nhân vật đặc khắc họa tính cách, phẩm chất điển hình, mang đậm nét sử thi Ấn Độ.