Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài Cụm động từ

Trả lời câu hỏi bài Cụm động từ

Cụm động từ là gì?

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ đứng trước và sau nó.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Khi lược bỏ các từ in đậm, người đọc sẽ không thể hiểu được nghĩa mà câu biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ in đậm giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa của câu.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm cụm động từ và đặt câu:

– Bố em đang chơi cầu lông → cụm động từ cũng giống như động từ là làm vị ngữ trong câu, giúp biểu đạt trọn nghĩa của câu.

Cấu tạo của cụm động từ

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mô hình cấu tạo của các cụm động từ đã dẫn ở phần I:

Phụ ngữ trước

Động từ trung tâm

Phụ ngữ sau

đã

đi

nhiều nơi

cũng ra những câu đố oái oăm để

hỏi

mọi người

Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm cụm động từ và đặt câu:

– Các từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước: Đã, sẽ, đang (chỉ thời gian); hãy, đừng, chớ (chỉ mệnh lệnh); không, chưa, chẳng (chỉ phủ định); cũng, vẫn, cứ, còn…(sự đồng nhất, tiếp diễn).

– Các từ ngữ có thể làm phụ sau bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, mục đích,…

Luyện tập

Câu 1 + 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Phụ trước

Động từ trung tâm

Phụ sau

còn đang

đùa nghịch

ở sau nhà

 

yêu thương

Mị Nương hết mực

muốn

kén

cho con…

đành

tìm cách

giữ sứ thần…

 

đi hỏi

ý kiến…

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các phụ ngữ in đậm chưa, không thể hiện sự lúng túng, sự bối rối của người cha và viên quan. Trong khi cả hai chưa biết trả lời thế nào thì em bé đã thể hiện được trí thông minh của mình.

Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

“Truyện Treo biển đã phê phán nhẹ nhàng những con người thiếu lập trường trong xã hội”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top