Câu 1: Cho đa thức f(x) = x2 – 4x – 5. Chứng tỏ rằng x = -1; x = 5 là hai nghiệm của đa thức đó.
Lời giải:
Thay x = -1; x = 5 vào đa thức f(x) = x2 – 4x – 5, ta có:
f(-1) = (-1)2 – 4.(-1) – 5 = 1 + 4 – 5 = 0
f(5) = 52 – 4.5 – 5 = 25 – 20 – 5 = 0
Vậy x = -1 và x = 5 là các nghiệm của đa thức f(x) = x2 – 4x – 5
Câu 2: Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a, 2x + 10
b, 3x – 1/2
c, x2 – x
Lời giải:
a, Ta có: 2x + 10 = 0 ⇔ 2x = -10 ⇔ x = -10 : 2 ⇔ x = -5
Vậy x = -5 là nghiệm của đa thức 2x + 10
b, Ta có: 3x – 1/2 = 0 ⇔ 3x = 1/2 ⇔ x = 1/2 : 3 = 1/6
Vậy x = 1/6 là nghiệm của đa thức 3x – 1/2
c, Ta có: x2 – x = 0 ⇔ x(x – 1) = 0 ⇔ x = 0 hoặc x – 1 = 0
⇔ x = 0 hoặc x = 1
Vậy x = 0 và x = 1 là các nghiệm của đa thức x2 – x
Câu 3: Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a, (x – 2)(x + 2)
b, (x – 1)(x2 + 1)
Lời giải:
a, Ta có: (x – 2)(x + 2) = 0 ⇔ x – 2 = 0 hoặc x + 2 = 0
x – 2 = 0 ⇔ x = 2
x + 2 = 0 ⇔ x = -2
Vậy x = 2 và x = -2 là các nghiệm của đa thức (x – 2)(x + 2)
b, Ta có: (x – 1)(x2 + 1) = 0
Vì x2 ≥ 0 với mọi giá trị của x ∈ R nên:
x2 + 1 > 0 với mọi x ∈ R
Suy ra: (x – 1)(x2 + 1) = 0 ⇔ x – 1 = 0 ⇔ x = 1
Vậy x = 1 là nghiệm của đa thức (x – 1)(x2 + 1)
Câu 4: Chứng tỏ rằng nếu a + b + c = 0 thì x = 1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c.
Lời giải:
Thay x = 1 vào đa thức ax2 + bx + c, ta có:
a.12 + b.1 + c = a + b + c
Vì a + b + c = 0 nên a.12 + b.1 + c = a + b + c = 0
Vậy x = 1 là nghiệm của đa thức ax2 + bx + c khi a + b + c = 0
Câu 5: Chứng tỏ rằng nếu a – b + c = 0 thì x = -1 là một nghiệm của đa thức ax2 + bx + c
Lời giải:
Thay x = -1 vào đa thức ax2 + bx + c, ta có:
a.(-1)2 + b.(-1) + c = a – b + c
Vì a – b + c = 0 ⇒ a.(-1)2 + b.(-1) + c = a – b + c = 0
Vậy x = -1 là nghiệm của đa thức ax2 + bx + c khi a – b + c = 0
Câu 6: Chứng tỏ rằng đa thức x2 + 2x + 2 không có nghiệm
Lời giải:
Ta có: x2 + 2x + 2 = x2 + x + x + 1 + 1
= x(x + 1) + (x + 1) + 1
= (x + 1)(x + 1) + 1 = (x + 1)2 + 1
Vì (x + 1)2 ≥ 0 với mọi x ∈ R, nên (x + 1)2 + 1 > 0 với mọi x ∈ R
Vậy đa thức x2 + 2x + 2 không có nghiệm.
Câu 7: Đố em tìm được số mà:
a, Bình phương của nó bằng chính nó
b, Lập phương của nó bằng chính nó
Lời giải:
a, Gọi số cần tìm là a.
Ta có: a2 = a ⇔ a2 – a = 0 ⇔ a (a – 1) = 0 ⇔ a = 0 hoặc a – 1 = 0
Vậy số cần tìm là 0 hoặc 1.
b, Gọi số cần tìm là b.
Ta có: b3 = b ⇔ b3 – b = 0 ⇔ b (b2 – 1) = 0
⇔ b (b – 1)(b + 1) = 0
⇔ b = 0 hoặc b – 1 = 0 hoặc b + 1 = 0
⇔ b = 0 hoặc b = 1 hoặc b = -1
Vậy số cần tìm là 0 hoặc 1 hoặc -1.