Câu 1: So sánh các góc của tam giác ABC biết rằng AB = 5cm, BC = 5cm, AC = 3cm.
Lời giải:
Ta có: AB = BC nên ΔABC cân tại B
Suy ra: ∠A = ∠C
Vì BC > AC nên ∠A > ∠B (đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Vậy ∠A = ∠C > ∠B.
Câu 2: So sánh các cạnh của tam giác ABC biết rằng ∠A = 80o, ∠C = 40o
Lời giải:
Ta có: ∠A + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra: ∠B = 180o – (∠A + ∠C )
= 180o – (80o + 40o) = 60o
Trong ΔABC, ta có: ∠A > ∠B > ∠C
Suy ra: BC > AC > AB (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn).
Câu 3: Cho tam giác ABC có B > 90o, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng AB < AD < AC
Lời giải:
Trong ABD ta có: ∠B > 90o
⇒ ∠B > ∠D1 ⇒ AD > AB (đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (1)
Trong ΔABD ta có: ∠D2 là góc ngoài tại đỉnh D nên ∠D2 > ∠B > 90o
Trong ΔADC ta có: ∠D2 > 90o
⇒ ∠D2 > ∠C ⇒ AC > AD (cạnh đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AB < AD < AC
Câu 4: Hãy lựa chọn đúng sai với các câu dưới đây
- Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất
- Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất
- Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn
- Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù
Lời giải:
- Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất Đ
- Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất Đ
- Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn Đ
- Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù S
Câu 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm K nằm giữa A và C. So sánh độ dài BK, BC.
Lời giải:
Trong ΔABK, ta có BKC là góc ngoài tại đỉnh K.
Suy ra: ∠BKC > ∠A = 90o (tính chất góc ngoài)
Trong ΔBKC ta có ∠BKC là góc tù, BC là cạnh đối diện với ∠BKC nên BC > CK.
Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D. So sánh các độ dài AD, DC.
Lời giải:
Kẻ DH ⊥ AC.
Xét hai tam giác vuông ABD và HBD, ta có:
∠B1 = ∠B2 (gt)
Cạnh huyền BD chung
Suy ra: ΔABD = ΔHBD (cạnh huyền, góc nhọn)
⇒ AD = HD (2 cạnh tương ứng) (1)
Trong tam giác vuông DHC có ∠DHC = 90o
⇒ DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AD < DC
Câu 7: Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. So sánh các độ dài BD, DC.
Lời giải:
Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB.
Ta có: AB < AC nên AE < AC
Suy ra E nằm giữa A và C.
Xét ΔABD và ΔAED, ta có:
AB = AE (theo cách vẽ)
∠(BAD) = ∠(EAD) (gt)
AD cạnh chung
Suy ra: ΔABD = ΔAED (c.g.c)
Suy ra: BD = DE (2 cạnh tương ứng)
và ∠(ABD) = ∠(AED) (2 góc tương ứng)
Mà: ∠(ABD) + ∠B1= 180o (2 góc kề bù)
∠(AED) + ∠E1= 180o (2 góc kề bù)
Suy ra: ∠B1= ∠E1
Trong ΔABC ta có ∠B1là góc ngoài tại đỉnh B
Ta có: ∠B1 > ∠C (tính chất góc ngoài của tam giác)
Suy ra: ∠E1> ∠C
Suy ra: DC > DE (đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
Vậy BD < DC.
Câu 8: Chứng minh rằng nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 30o thì cạnh góc vuông đối diện với nó bằng nửa cạnh huyền.
Lời giải:
Xét ΔABC, ta có: ∠A= 90o; ∠B= 30o
Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = AC
Ta có: ΔACD cân tại C
Mà ∠C + ∠B = 90o (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: ∠C = 90o – ∠B = 90o – 30o = 60o
Suy ra: ΔACD đều
Suy ra: AC = AD = DC và ∠A1= 60o
Ta có: ∠A1+ ∠A2 = ∠BAC = 90o
⇒ ∠A2 = 90o – ∠A1 = 90o – 60o = 30o
Trong ΔADB, ta có: ∠A2 = ∠B= 30o
Suy ra: ΔADB cân tại D (vì có 2 góc kề cạnh AB bằng nhau)
Hay AD = DB
Suy ra: AC = CD = DB mà CD + DB = BC
Vậy AC = 1/2 BC.
Câu 9: Chứng minh định lý “Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn” theo gợi ý sau:
Cho tam giác ABC có ∠B > ∠C
a, Có thể xảy ra AC < AB hay không?
b, Có thể xảy ra AC = AB hay không?
Lời giải:
a, Nếu AB > AC thì ∠C > ∠B (góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Điều này trái với giả thiết ∠B > ∠C nên không xảy ra.
b, Nếu AB = AC thì ΔABC cân tại A
⇒ ∠B = ∠C(tính chất tam giác cân)
Điều này trái với giả thiết ∠B = ∠C nên không xảy ra.
Vậy ∠B > ∠C hay AC > AB.