Câu 1: Vẽ tam giác ABC biết ∠B =90o,∠C =60o, BC = 2cm. Sau đó đo AC để kiểm tra rằng AC = 4cm.
Lời giải:
Câu 2: Tìm các tam giác bằng nhau ở hình dưới (không xét tam giác mà các cạnh chưa được kẻ)
Lời giải:
Ta có: ΔABD= ΔCBD (g.c.g)
ΔGIF= ΔHIE (g.c.g)
Câu 3: Cho tam giác ADE có ∠AD=∠AE . Tia phân giác của góc D cắt AE ở điểm M. tia phân giác của góc E cắt AD ở điểm N. So sánh các độ dịa DN và EM
Lời giải:
Tam giác ADE có: ∠D =∠E (gt)
∠(D1) =∠(D2) = (1/2)∠D (vì DM là tai phân giác)
∠(E1) = ∠(E2) = (1/2)∠E (vì EN là tia phân giác)
Suy ra: ∠(D1) =∠(D2) =∠(E1) =∠(E2)
xét ΔDNE và ΔEMD, ta có:
∠(NDE) =∠(MED) (gt)
DE cạnh chung
∠(D2) =∠(E2) (chứng minh trên)
Suy ra: ΔDNE= ΔEMD (g.c.g)
Vậy DE = EM (hai góc tương ứng)
Câu 4: Cho hình bên, trong dod AB // HK, AH // BK.Chứng minh rằng AB = HK; AH = BK
Lời giải:
Nối AK, ta có:
AB // HK (gt)
⇒ ∠(A1) =∠(K1) (hai góc so le trong)
AH // BK (gt)
⇒ ∠ (A2) =-∠(K2) (hai góc so le trong)
Xét ΔABK và ΔKHA, ta có:
∠(A1) =∠(K1)
AK canh chung
∠(A2) =∠(K2)
Suy ra: ΔABK =ΔKHA (g.c.g)
Vậy: AB = KH; BK = AH ( 2 cạnh tương ứng)
Câu 5: Cho tam giác ABC. Các tua phân giác của các góc B và C cắt nhau ở O. Kẻ OD⊥AC, kẻ OE⊥AB. Chứng minh rằng OD = OE
Lời giải:
Kẻ OH⊥BC
Xét hai tam giác vuông OEB và OHB, ta có:
∠(OEB) =∠OHB=90o
Cạnh huyền OB chung
∠(EBO) =∠(HBO)
Suy ra Δ OEB = Δ OHB (cạnh huyền góc nhọn)
⇒OE = OH (hai cạnh tương ứng)
Xét hai tam giác vuông OHC và ODC, ta có:
∠(OHC) =∠ODC=90o
Cạnh huyền OB chung
∠(HCO) =∠(DCO)
Suy ra Δ OHC = Δ ODC (cạnh huyền góc nhọn)
⇒OD = OH (hai cạnh tương ứng)
Từ (1) và (2) suy ra: OE = OD
Câu 6: Cho tam giác ABC có AB = AC. Lấy điểm D trân cạnh AB, điểm E trên cạnh AC sao cho AD = AE
a, Chứng minh rằng BE = CD
b, Gọi O là giao điểm của BE và CD
Chứng minh rằng ΔBOD=COE
Lời giải:
a, Xét ΔBEA và CDA, ta có:
BA = CA (gt)
∠A chung
AE=AD
Suy ra: ΔBEA= CDA (c.g.c)
Vậy: BE = CD (hai cạnh tương ứng)
b, ΔBEA= ΔCDA (chứng minh trên)
⇒∠(B1) =∠(C1);∠(E1) =∠(D1) (hai góc tương ứng)
∠(E1) +∠(E2) =180o (hai góc kề bù)
∠(D1) +∠(D2) =180o (hai góc kề bù)
Suy ra: ∠(E2) =∠(D2)
AB = AC (gt)
⇒AE + EC = AD = BD MÀ AE = AD (GT)⇒EC = BD
Xét ΔODB và ΔOCE, ta có:
∠(E2) =∠(D2) (chứng minh trên)
DB=EC (chứng minh trên)
∠(B1) =∠(C1)
Suy ra: ΔODB= ΔOCE
Câu 7: Cho tam giác ABC có ∠B =∠C Tia phân giác của góc A cắt BC tại D chứng minh rằng: BD = DC; AB = AC
Lời giải:
Trong ΔADB, ta có:
∠B +∠(A1) +∠(D1) =180o (tổng 3 góc trong tam giác)
Suy ra: ∠(D1) =180o-(∠C +(A1)) (1)
Trong ΔADC, ta có:
∠C +∠(A2) +∠(D2) =180o (tổng 3 góc trong tam giác)
Suy ra: ∠(D2) =180o-(∠C +∠(A2)) (2)
∠B =∠C (gt)
∠(A1) =∠(A2) (gt)
Từ (1) và (2) và gt suy ra: ∠(D1) =∠(D2)
Xét ΔABD và ΔADC, ta có:
∠(A1) =∠(A2)(gt)
AD cạnh chung
∠(D1) =∠(D2)
Vậy: ΔABD= ΔADC (g.c.g)
Vậy: AB = AC (hai cạnh tương ứng)
DB = DC (hai cạnh tương ứng)
Câu 8: Cho hình dưới, chứng minh rằng O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng AD, BC
Lời giải:
Hai đường thẳng AB và CD tạo với BD có hai góc trong cùng phía bù nhau: 120o+60o=180o
Suy ra: AB // CD
Ta có: ∠A =∠(D1) (hai góc so le trong)
∠C =∠(B1) (hai góc so le trong)
AB = CD (gt)
Suy ra: Δ AOB= Δ DOC (g.c.g)
Suy ra: OA = OD; OB = OC (hai cạnh tương ứng)
Vậy O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng AD và BC