Bài 1: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:
Đáp án:
a)
- Góc đỉnh A, cạnh AB, AC là góc vuông
- Góc đỉnh B, cạnh BA, BC là góc nhọn
- Góc đỉnh C, cạnh CA, CB là góc nhọn
- Góc đỉnh M, cạnh MA, MB là góc nhọn
- Góc đỉnh M, cạnh MB, MC là góc tù
- Góc đỉnh M, cạnh MA, MC là góc bẹt
b)
- Góc đỉnh A, cạnh AB, AD là góc vuông
- Góc đỉnh B, cạnh BD, BC là góc vuông
- Góc đỉnh D, cạnh DA, DC là góc vuông
- Góc đỉnh B; cạnh BA, BD là góc nhọn
- Góc đỉnh C, cạnh CB, CD là góc nhọn
- Góc đỉnh D, cạnh DB, DC là góc nhọn
- Góc đỉnh D, cạnh DA, DB là góc nhọn
- Góc đỉnh B, cạnh BA, BC là góc tù
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
– AH là đường cao của hình tam giác ABC
– AB là đường cao của hình tam giác ABC
Đáp án:
Ghi chữ S vào ô thứ nhất của tam giác ABC (Vì AH không vuông góc với BC)
Ghi chữ Đ vào ô thứ hai (vì AB vuông góc với BC)
Bài 3:
Cho đoạn thằng AB = 3cm (như hình vẽ)
Hãy vẽ hình vuông ABCD (có cạnh AB)
Đáp án:
– Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng AD = 3cm, BC = 3cm.
– Nối D với C ta được hình vuông ABCD.
Bài 4:
a) Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.
b) Xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối điểm M và điểm N ta được các hình tứ giác đều hình chữ nhật
– Nêu tên các hình chữ nhật đó.
– Nêu tên các cạnh song song với cạnh AB
Đáp án:
a) Học sinh vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm theo các bước như SGK.
b) Vì AD = 4cm, trên AD lấy điểm M sao cho AM = 2cm, vậy MA = MD = 2cm. Nên M là trung điểm của AD, tương tự xác định N là trung điểm của BC.
– Các hình chữ nhật có ở hình bên là: ABNM, MNCD, ABCD.
– Các cạnh song song với cạnh AB là: MN, DC.