Trang chủ » Soạn bài Tập đọc em bé thông minh

Soạn bài Tập đọc em bé thông minh

I. Đọc – hiểu văn bản

1./ Bố cục chia đoạn bài Em bé thông minh

– Đoạn 1 (Từ đầu … lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.
 
– Đoạn 2 (tiếp … láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.
 
– Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên

2./ Nắm kiến thức bài học

Câu 1. Xem ghi nhớ (SGK trang 74).

Câu 2 & 3. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.:

(1) – Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ? – Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước. – Quan bí.

(2) – Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con. – Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

(3) Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.

(4) Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4. Qua 4 lần thử thách tài năng, trí thông minh của em bé càng sáng ngời. Lúc đầu là tên quan bị thua trí, hai lần sau nhà vua cũng bị thua, lần cuối cùng với sứ thần ngoại quốc, em bé đã dùng trí khôn ngoan học được của dân gian, dân tộc mình đối lại. Quả là thông minh hoàn hảo.

Câu 5. Ý nghĩa. – Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống. – Trí thông minh nhờ tiếp xúc với thực tế cuộc sống mới linh hoạt và nhạy bén.

3./ Tóm tắt truyện
 
Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.
 
Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.
 
Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.
 
4./ Trả lời các câu hỏi trong sách

4.1./  (trang 5 sgk Tiếng Việt 3): Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

Đáp Án:Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Đó là kế do nhà vua nghĩ ra để tìm kiếm người tài giỏi.

4.2./ (trang 5 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua ?

Đáp Án:Dân chúng lo sợ sẽ bị nhà vua hành tội vì kiếm đâu ra thứ gà trống biết đẻ trứng ? (Chỉ gà mái mới có thể đẻ ra trứng).

4.3./ (trang 5 sgk Tiếng Việt 3): Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?

Đáp Án:Cậu bé đã kể cho vua một chuyện vô lí là "bố cậu mới đẻ em bé " bế " từ đó chính vua cũng phải thừa nhận mệnh lệnh của mình ban ra là vô lí.

4.4./ (trang 5 sgk Tiếng Việt 3): Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?

Đáp Án:Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua rèn một chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim sẻ làm ba mâm cỗ theo lệnh vua. Như vậy là yêu cầu một việc vua cũng không thể làm được để khỏi phải tuân theo lệnh làm cỗ của vua.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top